Tại sao hầu hết hacker giỏi đều đến từ Nga

Chẳng cần nói thì các bạn cũng biết mấy anh hacker Nga trình cao như thế nào. Cả trong lĩnh vực an ninh mạng (hacker mũ trắng) lẫn tội phạm mạng (hacker mũ đen) đều có các cao thủ tới từ Nga. Sẽ không hề ngoa khi nói hacker Nga “out trình” hacker các nước khác.

Vậy tại sao hầu hết hacker giỏi lại tới từ Nga?

Có ý kiến cho rằng lý do khiến các hacker tới từ Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ vừa nhiều vừa giỏi là các quốc gia này có truyền thống chú trọng nhiều vào việc giảng dạy công nghệ thông tin hơn ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông so với các nước phương Tây.

Bên cạnh đó, các quốc gia này thiếu một hệ thống tương tự như Thung lũng Silicon để giúp các chuyên gia CNTT tài năng chuyển những kỹ năng của họ thành các công việc được trả lương hậu hĩnh. Vì thế, nhiều chuyên gia CNTT quyết định đi theo con đường hacker.

Những phân tích sâu hơn

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng phân tích xem giả thuyết đầu tiên có chính xác hay không nhé. Những phân tích trong bài sẽ dựa trên dữ liệu về giáo dục tới từ Mỹ và Nga. Dữ liệu cho thấy có một sự khác biệt rõ ràng và quan trọng giữa việc dạy và kiểm tra các môn CNTT tại Mỹ so với tại Đông Âu.

So với Mỹ, có khả nhiều học sinh trung học phổ thông ở Nga chọn học chuyên về các môn CNTT. Nhìn vào số học sinh trung học ở hai quốc gia chọn tham gia kỳ thi xếp lớp nâng cao (kỳ thi AP) cho môn khoa học máy tính chúng ta sẽ đo lường được điều này.

Tại sao hầu hết hacker giỏi đều đến từ Nga?
Tại sao hầu hết hacker giỏi đều đến từ Nga?

Theo phân tích của The College Board, trong 10 năm từ 2005 đến 2016, có tổng số 270.000 học sinh trung học ở Mỹ chọn tham dự kỳ thi quốc gia về khoa học máy tính (kỳ thi “Computer Science Advanced Placement”).

Trong khi đó, một nghiên cứu được thực hiện năm 2014 của Đại học Nghiên cứu Quốc gia Perm State cho thấy có khoảng 60.000 học sinh Nga đăng ký kỳ thi tương tự (kỳ thi “Unified National Examination). Suy rộng ra, trong 10 năm Nga có khoảng 600.000 học sinh tham dự kỳ thi về khoa học máy tính ở cấp trung học, cao gấp đôi so với phía Mỹ.

Trong báo cáo “Chiến lược Nhân tài Quốc gia – A National Talent Strategy”, một phân tích chuyên sâu về triển vọng nghề nghiệp CNTT của Tập đoàn Microsoft, các tác giả cảnh báo rằng khoa học máy tính hiện chỉ được giảng dạy trong một số ít các trường học tại Mỹ bất chấp tầm quan trọng ngày càng tăng của nó. Nghiên cứu của Microsoft lưu ý rằng dù có 42.000 trường trung học tại Mỹ nhưng chỉ có 2.100 trường trong số đó được chứng nhận để dạy môn khoa học máy tính vào năm 2011.

Khởi đầu từ khi còn nhỏ

Không chỉ ở cấp độ trung học, học sinh tại Nga được yêu cầu học khoa học máy tính từ độ tuổi nhỏ hơn nhiều. Hiệp hội Tiêu chuẩn Giáo dục Liên bang (FES) của Nga quy định rằng tin học là môn bắt buộc ở trường trung học cơ sở và các trường được tự do chọn đưa tin học vào chương trình trung học của mình ở cấp độ cơ bản hoặc nâng cao.

Các thành phần cốt lõi của chương trình giảng dạy tin học mà FES đặt ra cho các trường trung học cơ sở tại Nga là:

  1. Cơ sở lý thuyết
  2. Nguyên tác hoạt động của máy tính
  3. Công nghệ thông tin
  4. Công nghệ mạng
  5. Thuật toán
  6. Ngôn ngữ và phương pháp lập trình
  7. Mô hình hóa
  8. Tin học và xã hội

Trung học cơ sở

Ngoài ra, còn có sự khác biệt rõ rệt về cách giảng dạy khoa học máy tính/tin học ở hai quốc gia cũng như mức độ thành thạo mà người dự thi phải thể hiện trong các kỳ thi tương ứng.

Theo nghiên cứu của Perm, trong các kỳ thi tin học, các giáo viên Nga muốn kiểm tra các vấn đề sau:

Mục 1: “Cơ sở toán học của tin học”.

Mục 2: “Thuật toán và lập trình”.

Mục 3: “Công nghệ thông tin và máy tính”.

Các tài liệu kiểm tra bao gồm ba phần:

Phần 1: Bao gồm một bài kiểm tra trắc nghiệm với bốn lựa chọn cho trường và nó bao gồm kiến thức từ cả ba mục. Thời gian để hoàn thành phần này là khá ít.

Phần 2: Bao gồm một tập hợp các nhiệm vụ ở mức độ phức tạp, trung bình và nâng cao. Thí sinh sẽ phải đưa ra các câu trả lời ngắn gọn như một số hoặc một chỗi các đặc điểm.

Phần 3: Bao gồm một tập hợp các nhiệm vụ có mức độ phức tạp thậm chí còn cao hơn mức nâng cao. Thí sinh sẽ phải viết các câu trả lời chi tiết một cách tự do.

Theo nghiên cứu của Perm vào năm 2012, phần 1 có 13 câu, phần 2 có 15 câu và phần 3 có 4 câu. Đề thi bao gồm các chủ đề trọng tâm của giáo trình tin học nhà trường. Phần 3 là phần tốn nhiều công sức nhất. Chúng bao gồm các nhiệm vụ về phân tích các thuật toán, vẽ các chương trình máy tính… Các đáp án sẽ được các chuyên gia của hội đồng chấm thi khu vực kiểm tra dựa trên các tiêu chí đánh giá chuẩn.

Ở Mỹ, nội dung của kỳ thi AP về khoa học máy tính được viết trong tài liệu College Board.

Các lĩnh vực mà giáo viên Mỹ kiểm tra gồm:

Thực hành Tư duy điện toán (P)

P1: Kết nối máy tính

P2: Tạo phần mềm tính toán

P3: Tóm tắt

P4: Phân tích vấn đề và phần mềm

P5: Giao tiếp

P6: Cộng tác

Phác thảo Khái niệm:

Ý tưởng lớn 1: Sáng tạo

Ý tưởng lớn 2: Trừu tượng

Ý tưởng lớn 3: Dữ liệu và Thông tin

Ý tưởng lớn 4: Thuật toán

Ý tưởng lớn 5: Lập trình

Ý tưởng lớn 6: Internet

Ý tưởng lớn 7: Tác động toàn cầu

Phân tích sâu hơn về các bài kiểm tra

Làm thế nào để so sánh hai kiểu kiểm tra này? Alan Paller, giám đốc nghiên cứu của Viện SANS – một tổ chức giáo dục chuyên về an toàn thông tin – cho biết các thành phần 2, 3, 4 và 6 trong giáo trình tin học của Nga là “những điều cơ bản” để có thể xây dựng các kỹ năng an ninh mạng và chúng hiện tại được dạy ở trường trung học cho tất cả học sinh Nga.

Nga đã đầu tư rất tốt về giáo dục công nghệ thông tin cho giới trẻ
Nga đã đầu tư rất tốt về giáo dục công nghệ thông tin cho giới trẻ

“Tại Mỹ, rất ít trường trung học cơ sở giảng dạy những thứ này”, Paller nói. “Nhìn chung, chúng tôi không dạy những chủ đề này và đương nhiên là chúng tôi không kiểm tra chúng. Người Nga thì làm điều này và họ đã làm nó 30 năm rồi. Quốc gia nào sẽ sản sinh ra những người giỏi về an ninh mạng nhất? Chẳng cần nói thì các bạn cũng biết”.

Ông Paller nhận định rằng chương trình giảng dạy của Nga hầu như đảm bảo rằng mọi trẻ em đều có nhiều kinh nghiệm thực hành hơn với lập trình máy tính và giải quyết vấn đề. Ví dụ, trong bài kiểm tra AP của Mỹ, chẳng ngôn ngữ lập trình nào được chỉ định và mục tiêu học tập là:

  • “Các chương trình được phát triển như thế nào để giúp mọi người và các tổ chức?”
  • “Các chương trình được sử dụng như thế nào để thể hiện tính sáng tạo?”
  • “Làm thế nào để các chương trình máy tính triển khai các thuật toán?”
  • “Tại sao trừu tượng hóa lại giúp cho việc phát triển các chương trình máy tính trở nên khả thi?”
  • “Làm thế nào để mọi người phát triển và thử nghiệm các chương trình máy tính?”
  • “Những khái niệm toán học và logic nào là nền tảng cho lập trình?”.

“Bạn thấy không, gần như họ không dạy lập trình. Đáng ra họ phải dạy bọn trẻ cách viết một chương trình hoàn chỉnh”, Paller viết. “Giống như họ dạy bọn trẻ cách chiêm ngưỡng (phần mềm máy tính) mà không dạy chúng cách làm ra. Lý do chính khiến giáo dục an ninh mạng (của Mỹ) không thành công là phần lớn học sinh ra trường mà chẳng có kỹ năng nào có thể sử dụng được”.

Con đường phía trước

Có một điểm sáng là hiện tại khoa học máy tính đang trở thành trọng tâm phổ biến hơn với học sinh trung học Mỹ. Theo báo cáo mới nhất từ College Board, gần 58.000 học sinh Mỹ đã tham dự kỳ thi AP về khoa học máy tính vào năm 2016, tăng cao so với mức 49.000 vào năm 2015.

Tuy nhiên, khoa học máy tính vẫn kém hơn nhiều so với hầu hết các môn khác ở Mỹ. Hơn một nửa triệu học sinh đã tham gia kỳ thi AP về tiếng Anh vào năm 2016, 405.00 chọn môn Văn học Anh, gần 283.000 chọn thi AP về chính quyền trong khi khoảng 159.000 học sinh tham gia một bài thi AP có tên là “Địa lý Nhân văn”.

Đây không phải tin vui bởi theo các nhà tuyển dụng hiện đang rất thiếu ứng viên chuyên gia an ninh mạng có trình độ cao. Tội phạm mạng đang ngày càng hoành hành nên nhu cầu tuyển dụng chuyên gia an ninh mạng là rất lớn.

Vấn đề thiếu hụt nhân lực trong ngành CNTT đặc biệt nghiêm trọng với các doanh nghiệp Mỹ. Do thiếu nhân lực trong nước nên các ông lớn tại Mỹ buộc phải tuyển những nhân tài từ nước ngoài. Điều này cũng không dễ để thực hiện do chính sách nhập cư bị thắt chặt.

Kết

Có thể nói chính hệ thống giáo dục đã giúp nước Nga sản sinh ra rất nhiều chuyên gia an ninh mạng (hacker mũ trắng) và cả những tên tội phạm mạng khét tiếng (hacker mũ đen). Những hacker của Nga không chỉ nhiều về chất lượng mà còn rất giỏi về chuyên môn.

Vì thế, để có thể vượt qua Nga thì cách tốt nhất mà Mỹ và các quốc gia khác nên làm đó là thay đổi nền giáo dục của mình để chú trọng nhiều hơn vào các môn Công nghệ thông tin.


Posted

in

by

Tags:

Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *